Nằm cách Sài Gòn chỉ 100km, còn có tên gọi khá mỹ miều là Đệ Nhất Thiên Sơn. Ngọn núi cao 986m này (theo thông tin từ Wikipedia) thu hút du khách không chỉ bởi khung cảnh thiên nhiên bốn mùa khoe sắc mà còn đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, cắm trại, đi bộ trekking, chiêm bái đền chùa,… Vào những tháng âm lịch đầu năm, không khí ở núi Bà Đen có phần sôi động hơn vì đó là lúc diễn ra hội xuân núi Bà. Có hàng trăm nghìn lượt du khách ghé đến đây để hành hương hay xem chương trình biểu diễn nghệ thuật chào xuân quy mô lớn.
Nếu chưa tự tin vào tài nghệ chinh phục độ cao, bạn để vi vu đến đỉnh cao nhất của Nóc Nhà Đông Nam Bộ. Từ “tầm nhìn chim bay”, hiện ra thật kinh diễm với cảnh sắc thiên nhiên đa tầng rực rỡ – trải nghiệm thị giác hoàn toàn khác lạ so với khi đi leo núi nhưng cũng rất gì và này nọ đấy. Bạn dự định đi leo núi Bà Đen?
Có bao nhiêu cung đường trekking ở núi Bà Đen?
Ít người biết rằng có đến tận bảy cung đường trekking, leo núi Bà Đen, bao gồm đường chùa, đường cột điện, đường ống nước, đường Ma Thiên Lãnh, đường núi Phụng, đường đá trắng và đường HCM.
Nếu mới leo núi Bà Đen lần đầu, bạn nên chọn các cung đường phổ biến như dưới đây:
1. Leo núi Bà Đen đường chùa
Đường chùa nằm ở phía sau lưng chùa Bà, được xem là cung đường ngắn nhưng cũng dốc nhất để lên núi Bà Đen. Trên đường đi, cây cối hoang sơ mọc tầm thấp khá rậm rạp, có nhiều dốc đá lớn nên hơi khó leo trèo. Bạn hãy mặc áo tay dài để tránh bị côn trùng đốt hay cây cối quẹt trầy xước. Không gian xanh dọc theo đường chùa rất thơ mộng nên khá lý tưởng cho người thích chụp ảnh.
2. Leo núi Bà Đen đường cột điện
Có thể nói đường cột điện là một trong những cung đường được các phượt thủ yêu thích nhất. Cung đường này đi qua rừng xoài, rừng chuối mát mẻ. Trên đường còn có mũi tên hướng dẫn và các cột điện được đánh số thứ tự (từ 1 đến 117) thẳng lên đỉnh núi nên #teamKlook không sợ đi lạc đâu nè. Đường cột điện bắt đầu từ đài Liệt Sĩ và khá là dài, ít người qua lại và không có các cửa hàng “tiếp tế” dọc đường. Bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi, uống nước, ngắm cảnh ở các mốc 55 và 65. Thời gian leo núi dao động từ ba tiếng đến năm tiếng tuỳ thể lực.
3. Leo núi Bà Đen theo các cung đường khác
Đường HCM và đường đá trắng là hai cái tên mới toanh nhưng lại có độ khó cao nhất. Thời gian chinh phục thường mất khoảng hai ngày, đòi hỏi rất nhiều thể lực và hành trang chu đáo. Bạn chỉ nên đi khi có hướng dẫn viên người địa phương am hiểu về trekking, leo núi ở khu vực này. Bên cạnh đó, đường ống nước (ở phía sau chùa Bà), đường Ma Thiên Lãnh và đường núi Phụng cũng khá “căng”, rất dễ đi lạc.